Tin nổi bật

TIN TỨC - SỰ KIỆN

TÀI LIỆU TUYÊN TRUYỀN
Phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi

(Kèm theo Công văn số 46 /TTCS-TTTH ngày 12 /3/2019 của Cục Thông tin cơ sở)

  1. Tình hình bệnh Dịch tả lợn Châu Phi
  • Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút gây ra trên lợn. Bệnh gây sốt cao, xuất huyết nặng và có thể gây chết 100% số lợn mắc bệnh. Bệnh này chỉ lây nhiễm trên loài lợn (bao gồm lợn rừng và lợn nhà), không gây bệnh cho các loài động vật khác. Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi không lây sang người.
  • Bệnh lây chủ yếu trực tiếp từ lợn mắc bệnh sang lợn khỏe mạnh; ngoài ra, bệnh có thể lây lan gián tiếp thông qua thức ăn thừa dùng để chăn nuôi, phương tiện, dụng cụ chăn nuôi, quần áo có chứa chất mang vi rút. Loài ve mềm (Omitkodoros mouhata) có thể làm lây truyền vi rút sang lọn.
  • Vi rút gây bệnh Dịch tả lợn Châu Phi có cấu trúc gien ADN với 22 kiểu gien (genotype) khác nhau, nhân lên trong đại thực bào và rất khó hoặc không kích thích sinh ra kháng thể trung hòa trong cơ thế lọn. Hiện nay, chưa có vắc xin phòng bệnh Dịch tả lợn Châu Phi cho lợn.
  • Vi rút gây bệnh Dịch tả lợn Châu Phi có sức đề kháng cao với mỏi trường. Ở nhiệt độ phòng, vi rút trong huyết thanh lợn sống được 18 tháng, vi rút trong máu giữ trong tủ lạnh có thể sống đến 6 năm. Ở nhiệt độ càng lạnh thi vi rút càng tồn tại lâu.
  • Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi cần được chẩn đoán phân biệt đối với một số bệnh khác trên lợn như Dịch tả lợn cố điển, Tai xanh lợn, Đóng dấu lợn, Phó thương hàn và một số bệnh gây xuất huyết trên lợn.

Thông tin chi tiết về bệnh Dịch tả ỉợn Châu Phi (về đặc điểm của bệnh, đặc điểm của vi rút, quá trình gãy bệnh và lây lan vi rút, triệu chứng, bệnh rích của bệnh) tại Phụ ỉục 1.

  1. Nhận định tình hình

Nguy cơ bệnh Dịch tả lợn Châu Phi từ nước ngoài xâm nhiễm vào Việt Nam thông qua các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc, nhất là tại các tỉnh biên giới phía Bắc và tại các địa phương có chăn nuôi lợn với số lượng lớn, địa phương có nhiều khách du lịch đến từ các nước, các vùng có dịch bệnh là rất cao.

Tại Trung Quốc, bệnh Dịch tả lợn Châu Phi đang có chiều hướng lây lan đến các tỉnh phía Nam, gần với biên giới Việt Nam; các hoạt động thương mại, du lịch của nhân dân các nước đã và đang có dịch bệnh, đặc biệt cư dân biên giới vận chuyển và tiêu thụ các sản phẩm thịt lợn, kế cả các sản phểm thịt lợn đã qua chế biến chín cũng có thể đưa vi rút bệnh Dịch tả lợn Châu Ph i xâm nhiễm vào Việt Nam.

  • Giải pháp kỹ thuật
  1. Khi chưa phát hiện bệnh Dịch tả lợn Châu Phi
    • Giải pháp về kiểm soát vận chuyển
  • Nghiêm cấm mọi hình thức vận chuyển, buôn bán, giết mổ, tiêu thụ lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc, kể cả hình thức cho, tặng của các tổ chức, cá nhân và cư dân khu vực biên giới.
  • Tập trung ngăn chặn, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường họp vận chuyền trái phép động vật, sản phẩm động vật từ nước ngoài vào Việt Nam.
  • Tồ chức giám sát chặt chẽ tại cửa khẩu, đường mòn, lối mở khu vực biên giới, sân bay, cảng biển đối với người và phương tiện vận chuyển xuất phát từ các nước có bệnh Dịch tả lợn Châu Phi nhập cảnh vào Việt Nam; đặc biệt chú ý những vị trí thường xuyên vận chuyển lợn từ nước láng giềng vào Việt Nam.
  • Tổ chức kiểm soát, giám sát các phương tiện giao thông đưòng bộ, đường thủy, đường hàng không và khách du lịch từ các nước đã và đang có dịch bệnh mang thịt lợn, kể cả các sản phẩm thịt lợn đã qua chế biến chín đến Việt Nam; bao gồm cả việc kiểm soát, giám sát tại các cửa khẩu; thực hiện xử lý thức ăn thừa có nguồn gốc chế biển từ thịt lợn từ các chuyến bay, tàu biển, phương tiện vận chuyển xuất phát từ vùng, quốc gia có dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.
  • Trường họp nghi lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu cần thực hiện truy xuất nguồn gốc theo Luật an toàn thực phẩm và Thông tư số 74/2011/TT-BNN ngày 31/10/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm nông lâm sản không đảm bảo an toàn.
  • Tiêu hủy đối với các loại lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, vận chuyển trái phép từ nước ngoài vào Việt Nam.
    • Giải pháp kiểm dịch nhập khâu
  • Cảnh báo nguy cơ xâm nhiễm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi từ các nước.
  • Tạm dừng nhập khẩu lợn, các sản phẩm lợn, kể cà sản nhẩm đã qua chế biến chín từ các tỉnh (vùng) có bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.
  • Bộ NN&PTNT thông báo tạm dừng nhập khẩu lợn, các sản phẩm lợn vào Việt Nam từ các tỉnh (vùng) của các nước có bệnh Dịch tả lợn Chàu Phi.
  • Nghiêm cấm mang theo thịt lợn tươi sống hoặc sơ chế dưới dạng quà biếu, xách tay từ khách du lịch, người dân đi lại giữa Việt Nam và các nước.

            - Kiểm tra thêm chỉ tiêu Dịch tả lợn Châu Phi đối với động vật, sản phẩm động vật,  phụ phẩm dùng cho chăn nuôi đối với những sản phẩm có nguồn gốc từ lợn xuất phát từ các quốc gia đã có bệnh.

  • Giải pháp về quản lý chăn nuôi và an toàn sinh học
  • Tăng cường chỉ đạo chăn nuôi an toàn sinh học, thực hành chăn nuôi tốt; Xây dựng cơ sở, chuỗi cơ sở và vùng an toàn dịch bệnh.
  • Định kỳ tồ chức vệ sinh, khử trùng, tiêu độc tại các khu vực chán nuôi, các chợ*, điểm buôn bán, giết mồ lọn và các sản phẩm của ỉợn bằng vôi bột hoặc hóa chất (như xút NaOH 2%,...); hằng ngày thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc sau mỗi buổi họp chợ, mỗi ca giết mổ lợn; vệ sinh, khử trùng, tiêu độc đối với người, phương tiện ra vào khu vực chăn nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật chăn nuôi, vệ sinh phòng dịch.
    • Giải pháp về chủ động giám sát và cảnh báo dịch bệnh
  • Tăng cưòng năng lực chẩn đoán, xét nghiệm, giám sát, điều tra ổ dịch và ứng phó với dịch bệnh; rà soát các quy trình và điều kiện xét nghiệm phát hiện bệnh; chuẩn bị đầy đủ và sẵn các trang thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu cần thiết cho việc tồ chức giám sát, điều tra 0 dịch và xét nghiệm bệnh; Chỉ định Phòng thử nghiệm đủ năng lực để phân tích mẫu kiểm tra chỉ tiêu bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.
  • Hướng dẫn người chăn nuôi, thú y cơ sở tăng cường theo dõi, giám sát đàn lợn; nếu phát hiện lợn bệnh, nghi mắc bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, lợn chết không rõ nguyên nhân hoặc lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, không rồ nguồn gốc thì cần lấy mẫu (trưó’c khi xử lý tiêu hủy theo quy định của pháp luật) để chẩn đoán, xét nghiệm bệnh; cần tập trung đối với đàn lợn tại các địa phương giáp biên giới, tại các địa phương có nhiều khách du lịch và có phương tiện vận chuyển đến từ nước đang có bệnh Dịch tả lọn Châu Phi.
  • Tố chức lấy mẫu xét nghiệm đối với các loại lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, vận chuyên trái phép từ nước ngoài vào Việt Nam; các loại lợn phát hiện bị bệnh, nghi bị bệnh tại các điểm, cơ sở giết mổ, tại các hộ, cơ sở chăn nuôi lọn hoặc trong quá trình vận chuyển; các sản phẩm thịt lợn đông lạnh, thịt lợn tươi, giăm bông, xúc xích, lạp sưòn, ....; Xét nghiệm bố sung để xác định bằng chứng của vi rút Dịch tả lợn Châu Phi ở tất cả các mẫu bệnh phẩm của lợn được các tố chức, cá nhân gửi đến các phòng thí nghiệm thuộc Cục Thú y từ đầu năm 2018 đến nay. Trường hợp phát hiện mẫu dương tính thì phải tổ chức xử lý theo các nội dung của Tình huống 2 (khi phát hiện có bệnh Dịch tả lợn Châu Phi).
  • Hàng tháng, tổ chức giám sát ở các vùng có nguy cơ cao, mật độ chăn nuôi cao,..
    • Giải pháp về hợp tác quốc tế

            -Kịp thời cập nhật thông tin về tình hình bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xảy ra ở các nước; chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác để có giải pháp quản lý, ngăn chặn kịp thời và hiệu quả.

  • Xây dựng và tồ chức thực hiện các chương trình hỗ trợ khẩn cấp, đặc biệt để tăng cường, nâng cao năng lực chẩn đoán, xét nghiệm, giám sát, điêu tra ổ dịch và ứng phó với dịch bệnh đê chủ động ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam.
    • Giải pháp về truyền thông nguy cơ
  • Hằng ngày theo dõi diễn biến tình hình dịch bệnh của các nước đang có dịch, nhất là tại Trung Quốc để kịp thời cung cấp thông tin cho các cơ quan truyền thông để tuyên truyền, đưa tin về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (trang web của Cục Thú y).
  • Tổ chức thông tin, tuvên truyền pho biến rộng rãi đến tất cả thú y tại rơ sở, người chăn nuôi và toàn dân về bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, Nội dung tuyên truyền cần nêu rõ sự nguy hiểm của bệnh, đường lây lan bệnh và các biện pháp chủ động ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam, nhưng tránh hiểu lầm và gây hoang mang trong xã hội.
  1. Khi phát hiện ô dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi

2.1.Giải pháp tiêu hủy lợn, sản phẩm lợn bị bệnh, nghi bị bệnh Dịch tả lợn Châu Phi

  • Không điều trị lợn bệnh, lợn nghi mắc bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.
  • Trường họp 01 ổ dịch là hộ chăn nuôi, gia trại, cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ không có dãy chuồng riêng biệt hoặc chợ, điểm buôn bán lợn, sản phẩm lợn, cơ sở giết mổ lợn: Đối với các địa phưong lần đầu tiên phát hiện lợn bị bệnh Dịch tả lợn Châu Phi buộc phải tiêu hủy toàn đàn trong vòng 24 giờ kể từ khi có kết quả xét nghiệm khẳng định dương tính với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi. Việc tiêu hủy cũng được áp dụng đối với các đàn lợn liền kề với đàn lợn dương tính nhưng chưa được lấy mẫu xét nghiệm.

Tại vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp, trong vòng 48 giờ việc tiêu hủy được áp dụng với đàn lợn bị bệnh có triệu chứng lâm sàng của Dịch tả lợn Châu Phi mà không nhất thiết phải chờ có kết quả xét nghiệm nhằm ngăn chặn dịch bệnh phát tán, lây lan diện rộng.

  • Đối với chăn nuôi trang trại số lượng lớn có nhiều dãy chuồng riêng biệt thì tiêu hủy toàn bộ lọn trong chuồng, dẫy chuồng có lợn bệnh: các dãy chuồng còn lại áp dụng các biện pháp an toàn sinh học và lấy mẫu giám sát định kỳ. Nếu phát hiện dương tính hoặc xét thấy có nguy cơ lây nhiễm cao thì tiêu hủy toàn trang trại.

Các hước tiêu hủy lợn bệnh, nghi bị bệnh Dịch tả lợn Châu Phỉ được mô tả chi tiết tại Phụ lục 3.

  • Hỗ trợ tài chính cho người chăn nuôi có lợn, sản phẩm của lợn buộc phải tiêu hủy theo quy định tại Nghị định 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.
    • Giải pháp khoanh vùng ô dịch
  • Ổ dịch là trại, các trại chăn nuôi lợn hoặc hộ gia đình chán nuôi lợn trong 01 đon vị cấp xã nơi phát hiện vi rút Dịch tả lợn Châu Phi.
  • Vùng dịch là xã, phường, thị trấn nơi có ổ dịch: Thực hiện việc tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc liên tục 01 lần/ngày trong vòng 1 tuần đầu tiên; 03 lần/tuần trong 2-3 tuần tiếp theo; đồng thời theo dối lâm sàng và lấy mẫu xét nghiệm bất kỳ con lợn nào có biểu hiện bị bệnh, nghi bị bệnh để xác định vi rút Dịch tả lợn Châu Phi.
  • Vùng bị dịch uy hiếp: Trong phạm vi 03 lan xung quanh ổ dịch, thực hiện việc tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc liên tục 01 lần/ngày trong vòng 1 tuần đầu tiên; 03 lần/tuần trong 2-3 tuần tiếp theo; đồng thời theo dõi lâm sàng và lấy mẫu xét nghiệm bất kỳ con lợn nào có biêu hiện bị bệnh, nghi bị bệnh để xác định vi rút Dịch tả lợn Châu Phi.
  • Vùng đệm: Trong phạm vi 10 km xung quanh ổ dịch, thực hiện việc tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc với tẩn suất 01 lần/tuần liên tục trong vòng 1 tháng kể từ khi có ổ dịch; đồng thời thực hiện việc theo dõi lâm sàng và lấy mẫu xét nghiệm bất kỳ con lợn nào có biểu hiện bị bệnh, nghi bị bệnh đế xác định vi rút Dịch tả lợn Châu Phi.
    • Giải pháp dừng vận chuyển lợn và các sản phẩm lợn
  • Nghiêm cấm vận chuyển lợn và các sản phẩm lợn ra vào vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp. Cơ sở chăn nuôi trong vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp đã được cấp “Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh động vật” đối với các bệnh khác, có thể được phép vận chuyển ra ngoài dưới sự giám sát của cơ quan có thẩm quvền của địa phương sau khi đã lấy mẫu xét nghiệm âm tính với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi). Căn cứ tình hình thực tế, cơ quan chuyên môn thú y cấp tỉnh điều chỉnh, xác định vùng bị dịch uy hiếp phù hợp đế áp dụng giải pháp dùng vận chuyển.
  • Không vận chuyển lợn con, lợn giống ra, vào vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp để nuôi tái đàn khi chưa có hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y.
  • Đối với lợn trưởng thành hoặc trong trường hợp chủ cơ sở nuôi lợn có nhu cầu giết mổ lợn thì được phép giết mổ lợn dưới sự giám sát của cán bộ thú y với điều kiện kết quả xét nghiệm âm tính với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi. Thịt lợn và sản phẩm thịt lợn chỉ được phép tiêu thụ trong phạm vi vùng dịch, vùng bị dịch uyhiếp, vùng đệm.
    • Giải pháp về quản lý chăn nuôi, an toàn sinh học, tái đàn sau khi hết dịch
  • Tăng cường chỉ đạo chăn nuôi an toàn sinh học, thực hành chăn nuôi tốt; xây dựng cơ sở, chuỗi cơ sở và vùng an toàn dịch bệnh.
  • Định kỳ tổ chức vệ sinh, khử trùng, tiêu độc tại các khu vực chăn nuôi, các chợ, điểm buôn bán, giết mổ lợn và các sản phẩm của lợn bằng vôi bột hoặc hóa chất; hằng ngày thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc sau mỗi buổi họp chợ, mỗi ca giết mồ lợn; vệ sinh, khử trùng, tiêu độc đối với người, phương tiện ra vào khu vực chăn nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật chăn nuôi, vệ sinh phòng dịch.

 Các nội dung cụ thẻ về việc vệ sinh, khử trùng, tiêu độc được mô tả chi tiêt tại Phụ lục 2.

  • Thời điểm tái đàn sau dịch: 30 ngày kề từ khi tiêu hủy lợn hoặc sản phẩm lợn bị nhiễm bệnh và đã thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo quy định, cơ sở từng bước nuôi tái đàn với số lượng khoảng 10% tổng số lợn có thê nuôi tại cơ sở. Sau khi nuôi tái đàn được 30 ngày, thực hiện việc lấy mẫu xét nghiệm, nếu tất cả các mẫu xét nghiệm đều âm tính với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, khi đó mới nuôi tái đàn với số lượng có thể lên đến 100% tổng số lợn có thể nuôi tại cơ sở.
    • Giải pháp về chủ động giám sát và cảnh báo dịch bệnh
  • Hướng dẫn người chăn nuôi, thú y cơ sở tăng cưòng theo dõi, giám sát đàn lợn; nếu phát hiện lợn bệnh, nghi mắc bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, lợn chết không rõ nguyên nhân hoặc lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc thì báo cơ quan thú y địa phương lấy mẫu (trước thi xử lý tiêu hủy theo quy định của pháp luật) để chẩn đoán, xét nghiệm bệnh; cần tập trung đối với đàn lợn tại vùng bị dịch uy hiếp hoặc vùng giám sát.
  • Cơ quan thú y địa phương tổ chức lấy mẫu đối với lợn nghi mắc bệnh, lợn chết không rõ nguyên nhân trong phạm vi vùng bị dịch uy hiếp hoặc vùng giám sát và gửi đến phòng thí nghiệm thuộc Cục Thú y đê xét nghiệm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.
    • Giải pháp về hợp tác quốc tế
  • Đề nghị FAO chủ trì, phối hợp với OIE thành lập đoàn Đánh giá rủi ro khẩn cấp để có giải pháp tổ chức kiểm soát phòng, chống dịch bệnh phù hợp và hiệu quả.
  • Kịp thời và thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xảy ra ở các nước; chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác để có giải pháp quản lý, ngăn chặn kịp thời và hiệu quả.
  • Tổ chức thực hiện các chương trình hỗ trợ khẩn cấp, tăng cường, nâng cao năng lực chẩn đoán, xét nghiệm, giám sát, điều tra ổ dịch và ứng phó với dịchbệnh để chủ động ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam.
    • Giải pháp về truyền thông nguy cơ
  • Bộ NN&PTNT là cơ quan thông tin chính thức về các trường hợp phát hiện, xác định có các ca bệnh Dịch tả lợn Châu Phi đầu tiên tại Việt Nam; ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là cơ quan thông tin chính thức về các ca bệnh Dịch tả lợn Châu Phi tại địa phương sau khi đã có thông tin từ Bộ NN&PTNT.
  • Hằng ngày cập nhật thông tin về tỉnh hình dịch bệnh trên các kênh truyền thông và trên trang web của Cục Thú y.
  • Thông báo diễn biến, tình hình dịch bệnh hàng ngày của các nước đang có dịch trên các phương tiện thông tin đại chúng tại tmng ương và địa phương, các trang điện tử.
  • Tồ chức thông tin, tuyên truyền phổ biến rộng rãi đến tát cả thú y cơ sở, người chăn nuôi và toàn dân về bệnh Dịch tả lợn Châu Phi. Trong đó, Cục Thú y cung cấp thông tin cho các cơ quan truyền thông (bao gồm: Đài truyền hình Việt Nam VTV1; Đài truyền hình kỹ thuật số VTC14, VTC16; Đài tiếng nói Việt Nam vov, Đài truyền hình Quốc hội, Báo Nhân dân, Báo Nông nghiệp Việt Nam, Báo Tuổi trẻ,...) đế tuyên truyền, đưa tin vê tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lọn Châu Phi. Nội dung tuyên truyền cần nêu rõ các biện pháp khống che bệnh Dịch tả lợn Châu Phi lây lan ra diện rộng.
  1. Cơ chế tài chính
    • Kinh phí của người dân: Người chăn nuôi, buôn bán, vận chuvển, mổ lợn, sản phẩm cùa lợn có trách nhiệm bố trí kinh phí để chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh là chính; thường xuyên thực hiện vệ sinh khử trùng báng vôi bột hoặc hóa chất đối với chuồng trại nuôi lợn, nơi buôn bán lợn, sản phẩm lọn, noi giết mồ lọn và các dụng cụ, phương tiện vận chuyển lợn; vệ sinh, khử trùng, tiêu độc đối với người, phương tiện ra vào khu vực chăn nuôi theo đủng quy trình kỹ thuật chăn nuôi, vệ sinh phòng dịch; xử lý, tiêu hủy lợn bệnh theo hướng dẫn của cơ quan thú y và chính quyền địa phưong
    • Ngân sách nhà nước hỗ trợ có mục tiêu cho các hoạt động phòng chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, cụ thể:
  • Ngân sách trung ương: Đảm bảo kinh phí đối vói các hoạt động do cơ quan trung ương thực hiện, bao gồm: chỉ đạo, kiểm tra công tác phòng chống dịch, phòng chông buôn lậu lợn, sản phẩm của lợn vào trong nước, tổ chức giám sát phát hiện và phân lập vi rút, tập huấn, hội nghị, hội thảo, nghiên cứu, gửi mẫu đi nước ngoài, công tác truyền thông.

            -Ngân sách địa phương: Đảm bảo kinh phí đối với các hoạt động do cơ quan địa phương thực hiện, bao gồm: chỉ đạo, kiểm tra công tác phòng chống dịch, phòng chống buôn lậu lợn, sản phẩm của lợn vào trong nước, giám sát, tập huấn, hội nghị, hội thảo, gửi mẫu xét nghiệm, thông tin tuyên truyền, chi phí cho các hoạt động phòng chống dịch và hỗ trợ chủ lợn, sản phẩm của lợn, triển khai các biện pháp tại chợ lợn, sản phẩm của lợn, mua sắm dụng cụ, bảo hộ lao động, thuốc sát trùng và triển khai tiêu độc khử trùng, tiêu hủy lợn bệnh, sản phẩm của lợn bệnh và xử lý môi trường.

 

 

Phụ lục 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI

  1. Đặc điểm chung của bệnh Dịch tả lợn Châu Phi

Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút gây ra. Bệnh có đặc điểm lây lan, gây bệnh ở mọi lứa tuôi và ở mọi loài lợn (cả lợn nhà và lợn rừng). Bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng với tỷ lệ chết cao lên đến 100%. Vi rút gây ra bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (ASFV) có sức đề kháng cao trong môi trường. Lợn khỏi bệnh có khả năng mang vi rút trong thời gian dài, có thể là vật chủ mang trùng suốt đời, do vậy khó có thể loại trừ được bệnh nếu đề xảv ra bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

    2. Đặc điểm của vi rút Dich tả lơn Châu Phi

Vi rút Dịch tả lợn Châu Phi được phân chia, sấp xếp vào chi Asfĩvirus, trong họ Asíarviridae. Vi rút Dịch tả lợn Châu Phi có kích thước lớn (200 ran), có vỏ bọc bên ngoài với cấu trúc khối nhiều mặt (lcoxahedral), kiểu gien di truyền dạng ADN sợi đôi và hiện nay đã phát hiện có tới 22 genotypes, cùng nhiều chủng vi rút có độc lực khác nhau (cao, trung bình và thấp).

  • Vi rút Dịch tả lợn Châu Phi được tìm thấy trong máu, cơ quan, dịch bài tiết từ lợn nhiễm bệnh và chết bởi bệnh này. Lợn sau khi khỏi bệnh sẽ ở thể mãn tính có thể mang vi rút suốt đời. Ngoài ra, ve mềm thuộc chi Omithodoros là một vector sinh học trong tự nhiên.
  • Vi rút Dịch tả lợn Châu Phi có sức đề kháng cao, có thể tồn tại trong chất tiết, dịch tiết, trong xác động vật, trong thịt lợn và các chế phẩm từ thịt lợn như xúc xích, giăm bông, salami. Vi rút có khả năng chịu được nhiệt độ thấp, đặc biệt là trong các sản phẩm thịt lợn sống hoặc nấu ở nhiệt độ không cao nên vi rút có thể chịu được trong thời gian dài 3 - 6 tháng; vi rút có thể bị tiêu diệt ở nhiệt độ 56°c trong 70 phút hoặc ở 60°c trong 20 phút. Vi rút sống trong máu đã phân hủy được 15 tuần; trong máu khô không được 70 ngày; trong phân ở nhiệt độ phòng được 11 ngày; trong máu lợn ở nhiệt độ 4°c trong 18 tháng; trong thịt dính xương ở nhiệt độ 39°c được 150 ngày; trong giăm bông được 140 ngày và ở nhiệt độ 50°c tồn tại trong 3 giờ.

Trong môi trường không có huyết thanh, vi rút có thể bị phá hủy ở pH< 3,9 hoặc ở pi I > 11,5. Môi trường có huyết thanh vi rút có thể tồn tại được ở pH = 13,4 trong 7 ngày; không có huyết thanh vi rút có thể sống được 21 giờ.

Hóa chất để diệt vi rút Dịch tả lợn Châu Phi bao gồm ether, chloroíbrm và họp chất iodine hoặc sử dụng Sodium hydroxide với tỉ lệ 8/1.000 hoặc tòrmalin với tỉ lệ 3/1.000 hoặc chất tẩy trắng hvpochlorite chứa chlorine 2,3% hoặc chất ortho-phenylphenol 3% nhưng phải duy trì thời gian 30 phút

 

Bảng tổng hợp thông tin vé sức dề kháng của vi rút Dịch tả lọn Châu Phi.

Loại sản phẩm

Thời gian vi rút tồn tại

Thịt có xương, thịt nghiền

105 ngày

Thịt chê biên ở nhiệt độ 701>C trong 30 phút

0

Thịt khô

300 ngày

Thịt xông khói, bỏ xương

30 ngày

Thịt đông lạnh

1.000 ngày

Thịt mát

110 ngày

Thịt chất lưọng kém (hỏng)

105 ngày

Da/Mỡ (kể cả đà khô)

300 ngày

Máu ở nhiệt độ lạnh 4°c

18 tháng

Phân lợn ở nhiệt độ thường

11 ngày

Thực phâm thừa bỏ đi (có thịt lợn)

15 tuân

Chuồng lợn nhiễm bệnh

1 tháng

Nguốn thông tin: FAO

 

 

 

Bảng tống hợp thông tin vể đối tượng cẩn sát trùng đối với bệnh Dịch lả lợn

Châu Phi

Đối tượng cần sát trùng

Chất sát trùng/hóa chất/quy trình

Thú sống

Làm chết lợn (chết nhân đạo)

Xác thú

Chôn hoặc đôt

Nhà nuôi thú/các dụng cụ nuôi

Xà phòng và chất tẩy rửa, tác nhan oxy hóa và kiềm

Diệt ve. mòng

Các hoát chất diệt côn trùng (organophosphates và synthetic pyrethroids) để diệt ve

Con người

Xà phòng và chất tẩy rửa

Các dụng cụ điện

Phun Formaldehyde

Thức ăn

Chôn hoặc đôt

Chat thải, phân

Chôn hoặc đôt, axit hoặc kiêm

Nhà ở của người

Xà phòng, chất tẩy, các tác nhân ò xy hóa

Máy móc

Xà phòng, chất tẩy, và kiềm.

Phương tiện vận chuyển

Xà phòng, chất tẩy, và chất kiềm.

Ọuần áo

Xà phòng, chất tẩy chất ô xy hóa và kiềm.

Máy bay

Xà phòng, chất tẩy và Virkon.

Nguồn thông tin: Kê hoạch hành động ứng phó với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi của úc.

 

 

  1. Quá trình gây bệnh và lây lan vi rút Dịch tả lợn Châu Phi
  • Bệnh Dịch tà lợn Châu Phi có thời gian ủ bệnh từ 3-15 ngày, ở thể cấp tính thời gian ủ bệnh chỉ từ 3-4 ngày.
  • Vi rút Dịch tả lợn Châu Phi lây nhiễm qua đường hô hấp và liêu hóa. thông qua sự tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với các vật thể nhiễm vi rút như: chuồng trại, phương tiện vận chuyển, dụng cụ. đồ dùng, quần áo nhiễm vi rút và ăn thức ãn thừa chứa thịt lợn nhiễm bệnh hoặc bị ve mềm cắn.
  1. Phân bố của bệnh Dịch tả lợn Châu Phi
  • Theo thông tin cập nhật từ Tố chức Thú y thế giới (OIE), tính từ năm 2017 đến ngày 08/11/2018. đã có 19 quốc gia gồm: Bỉ. Bun-ga-ri, Cộng hòa Sát, Trung Quốc. Cote DTvoire (Bờ biển Ngà). Cộng hòa Séc, E-xtô-ni-a, Hung-ga- ri, Kê-ni-a, Lát-vi-a, Lít-va, Môn-đô-va, Ni-giê-ri-a, Ba Lan. Ru-ma-ni, Liên Bang Nga, Nam Phi, Ư-crai-na và Dăm-bi-a báo cáo bệnh Dịch tả lợn Châu Phi. Tổng số lợn bệnh là trên 372 nghìn con, số lợn chết vì bệnh là trên 123 nghìn con. tổng đàn lợn có nguy cơ, buộc phải tiêu hủy trên 840 nghìn con.
  • Theo thông tin cập nhật từ OIE và Tổ chức Nông lương Liên, hợp quốc (FAO). từ ngày 03/8/2018 đến ngày 08/11/2018, Trung Quốc báo cáo tổng cộng cỏ trên 58 ổ dịch xuất hiện tại 15 tỉnh (bao gồm: An Huy, Hắc Long Giang. Hà Nam, Liêu Ninh, Giang Tô, Chiết Giang, Cát Lâm, Khu tự trị Nội Mông. Thiên Tân, Sơn Tây, Hồ Nam, Quý Châu, Vân Nam (tại Simao của thành phố Phồ Nhĩ, cách biên giới với các tỉnh Tây Bắc của Việt Nam khoảng 150km), Trùng Khánh và Phúc Kiến. Tổng cộng đà có hơn 210 nghìn con lợn các loại buộc phải tiêu hủy.
  1. Triệu chửng, bệnh tích của bệnh Dịch tả lợn Châu Phi

ạ) Chẩn đoản lâm sàng

  • Lợn bị nhiễm Dịch tả lợn Châu Phi có nhiều triệu chứng, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Lợn bệnh biểu hiện các triệu chứng không khác biệt so với triệu chứng của bệnh Dịch tả lợn cổ điển (đã và đang có tại Việt Nam). Do đó. việc chẩn đoán Dịch tả lợn Châu Phi khỏ có thể thể xác định và phân biệt được bằng các triệu chứng lâm sàng; cần lấy mẫu gửi phòng thí nghiệm để xét nghiệm phát hiện vi rút Dịch tả lợn Châu Phi.
  • Thể quá cấp tính (Peracute) là do vi rút có độc lực cao, lợn sẽ chết nhanh, không biểu hiện triệu chứng hoặc lợn sẽ nằm và sốt cao trước khi chết.
  • Thể cấp tính (Acute) là do vi rút có độc lực cao gây ra, lợn sốt cao (40,5- 42°C). Trong 2-3 ngày đầu tiên, giảm bạch cầu và giảm tiểu cầu. Lợn không ăn, lười vận động, ủ rũ, nằm chồng đống, lợn thích nằm chỗ có bóng râm hoặc gần nước. Lợn có biểu hiện đau vùng bụng, lưng cong, di chuyển bất thường, một số vùng da trắng chuyển sang màu đỏ, đặc biệt là ở vành tai, đuôi, cẳng chân, da phần dưới vùng ngực và bụng, có thế có màu sẫm xanh tím. Trong 1-2 ngày trước khi con vật chết, có triệu chứng thần kinh, di chuyển không vững, nhịp tim nhanh, thở gấp, khó thở hoặc có bọt lẫn máu ở mũi, viêm mắt, nôn mửa, tiêu chảy đôi khi lẫn máu hoặc có thê táo bón, phân cứng dóng viên có kích thước nhỏ, có chất nhầy và máu. Lợn sẽ chết trong vòng 6-13 hoặc 20 ngày. Lợn mang thai có thê sẩy thai ở mọi giai đoạn. Tỷ lệ tử chết cao lên tới 100%. Lợn khỏi bệnh hoặc nhiễm vi rút thể mãn tính thường không có triệu chứng, nhưng chúng sẽ là vật chủ mang vi rút Dịch tả lợn Châu Phi trong suốt cuộc đời.

 

  • Thể á cấp tính (Subacute) gây ra bởi vi rút có độc tính trung bình. Chủ yếu được tìm thấy ở châu Âu. lợn biểu hiện triệu chứng không nghiêm :rọng. Lợn sốt nhẹ hoặc sốt lúc tăng lúc giảm, giảm ăn, sụt cân, ủ rũ, viêm toàn bộ phổi nên khó thở, ho có đờm. phổi có thể bội nhiễm vi khuẩn kế phát, viêm khớp, vận động khó khăn. Bệnh kéo dài 5-30 ngày, nếu máu ứ trong tim (cấp tính hoặc suy tim) thì lợn có thể chết, lợn mang thai sẽ sẩy thai, lợn chết trong vòng 15-45 ngày, tỉ lệ chết khoảng 3C-70 %. Lọn có thể khỏi hoặc bị bệnh mãn tính.
  • Thể mãn tính (Chronic fonn) gây ra bởi vi rút có độc tính trung bình hoặc thấp, chủ yếu được tìm thấy ở Angola và Châu Âu. Lợn có nhiều triệu chứng khác nhau, chẳng hạn như giảm cân, sốt không ổn định, có triệu chứng hô hấp, hoại tử da, hoặc viêm loét da mãn tính, viêm khớp, viêm cơ tim, viêm phổi dính sườn, viêm các khớp khác nhau trong giai đoạn phát triển. Triệu chúng kéo dài 2-15 tháng, có tỷ lệ tử vongthấp, lợn khỏi bệnh sau khi nhiễm vi rút gây nên bệnh sẽ trở thành dạng mãn tính.
  1. b) Bệnh tích
  • Thể cấp tính: Xuất huyểt nhiều ở các hạch Iympho ở dạ dày, gan và thận. Thận có xuất huyết điểm, lá lách to có nhồi huyết. Da có màu tối và phù nề, da vùng bụng và chân có xuất huyết. Có nhiều nước xung quanh tim và trong xoang ngực hoặc xoang bụng, có các điểm xuất huyết trên nắp thanh quản, bàng quang và bề mặt các cơ quan bên ừong; phù nề trong cấu trúc hạch lâm ba của đại tràng và phần tiếp giáp với túi mật, túi mật sưng.
  • Thể mãn tính: Có thê gặp sơ cứng phổi hoặc có các 0 hoại lử hạch, hạch phổi sưng, viêm dính màng phổi.
  1. Phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi

Hiện nay chưa có vắc xin và thuốc điều trị được Dịch tả lợn Châu Phi, vì vậy giai pháp phòng bệnh là chính, phát hiện và xử lý triệt để ổ dịch ngay từ khi ở phạm vi nhỏ và chưa lây lan; Kiểm soát kiểm dịch nhập khẩu, kiểm soát vận chuyền lợn và chăn nuôi an toàn sinh học là các biện pháp chủ lực được các nước đã và đang áp dụng./.

 

 

Phụ Lục 2. HƯỚNG DẪN VỀ VỆ SINH, KHỬ TRÙNG VÀ TIÊU ĐỘC

  1. Nguyên tắc vệ sinh, khử trùng và tiêu độc
    • Người thực hiện khử trùng tiêu độc phải sử dụng bảo hộ lao động phù hợp.
    • Hóa chất sát trùng ít độc hại đối với người, vật nuôi, môi trường; phải phù hợp vói đối tượng khử trùng tiêu độc; có tính sát trùng nhanh, mạnh, kéo dài, hoạt phổ rộng, tiêu diệt được nhiều loại mầm bệnh.
    • Trước khi phun hóa chất sát trùng phải làm sạch đối tượng khử trùng tiêu độc bằng biện pháp cơ học (quét dọn, cạo, cọ rửa).
    • Pha chế và sử dụng hóa chất sát trùng theo hưóng dẫn của nhà sản xuất, bảo đảm pha đúng nồng độ, phun đúng tỷ lệ trên một đon vị diện tích.
  2. Loại hóa chất sát trùng
    • Hóa chất sát trùng trong Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam.
    • Vôi bột, vôi tôi, nước vôi, xà phòng, nước tẩy rửa.
    • Loại hóa chất sát trùng khác theo hưóng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương.
  3. Đối tưọrng vệ sinh, khử trùng tiêu độc
    • Cơ sở chăn nuôi lợn tập trung.
    • Hộ gia đình có chăn nuôi lợn.
    • Cơ sở sản xuất lọn giống.
    • Cơ sở giết mổ lợn.
    • Cơ sở sơ chế, chế biến thịt lợn và các sản phẩm thịt lợn.
    • Chợ buôn bán lợn và sản phẩm của lợn.
    • Địa điểm thu gom lợn và sản phẩm của lợn để buôn bán, kinh doanh, nơi cách ly kiểm dịch lợn và sản phẩm của lợn.
    • Khu vực chôn lấp, xử lý, tiêu hủy lợn và sản phẩm của lợn nhiễm, nghi nhiễm mầm bệnh; khu vực thu gom, xử lý chất thải của lợn.
    • Trạm, chốt kiếm dịch động vật, chốt kiểm soát ổ dịch.
    • Phương tiện vận chuyển lợn và sản phẩm của lợn.

Căn cứ đặc điểm cụ thể của địa phương, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương xác định khu vực có ổ dịch cũ, địa bàn có nguy cơ cao cần phải vệ sinh, khử trùng tiêu độc.

  1. Tần suất thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng
    • Đối vói cơ sở chăn nuôi lợn tập trung: Đột xuất khi có yêu cầu hoặc định kỳ vệ sinh khu vực chăn nuôi, định kỳ thực hiện tiêu độc khử trùng theo lịch của cơ sở và theo các đọt phát động của địa phương.
    • Hộ gia đình có chăn nuôi lợn: Định kỳ vệ sinh khu vực chăn nuôi và thực hiện tiêu độc khử trùng theo các đọt phát động của địa phương.
    • Cơ sở sản xuất lợn giống: Định kỳ vệ sinh, tiêu độc khử trùng sau mỗi đợt xuất chuồng và theo các đợt phát động của địa phương.
    • Cơ sở giết mổ lợn: Định kỳ’ vệ sinh, tiêu độc khử írùng sau mỗi ca giết mổ lợn.
    • Cơ sở sơ chế, chế biến thịt lợn, sản phẩm thịt lợn: Định kỳ vệ sinh, tiêu độc khử trùng sau mỗi ca sản xuất.
    • Địa điềm thu gom, chợ buôn bán lợn và sản phẩm của lợn: Vệ sinh, tiêu độc khử trùng khu vực buôn bán lợn và sản phẩm của lợn sau mỗi phiên chợ. Nơi cách ly kiểm dịch lợn phải định kỳ thực hiện vệ sinh và tiêu độc khử trùng ít nhất 01 lần trong tuần trong thời gian nuôi cách ly lợn.
    • Phương tiện vận chuyển lọn và sản phẩm của lợn: Định kỳ vệ sinh, tiêu độc khử trùng sau mỗi lần vận chuyền.
    • Khu vực chôn lấp, xử lý, tiêu hủy lợn, sản phẩm của lợn nhiễm, nghi nhiễm mầm bệnh; khu vực thu gom, xử lý chất thải của động \ật: Vệ sinh, tiêu độc khừ trùng sau khi hoàn thành việc xử lý, chôn lấp và theo các đọt phát động của địa phương.
    • Trạm, chốt kiểm dịch động vật: Vệ sinh, tiêu độc khử trùng đối với phương tiện vận lợn và sản phẩm của lợn đi qua trạm kiểm dịch.
    • Chốt kiểm soát ổ dịch: Vệ sinh, tiêu độc khử trùng hằng ngày đối với phương tiện vận chuyền đi qua chốt trong thời gian có dịch.
  2. Trường hợp có dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phì xảy ra trên địa bàn, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương hướng dẫn cụ thể về đối tượng, tần suất vệ sinh, khử trùng tiêu độc trên địa bàn vùng có ổ dịch, vùng dịch và vùng bị dịch uy hiếp.

 

Phụ lục 3: HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TIÊU HỦY BẤT BUỘC LỢN BỆNH
VÀ SẢN PHẲM CỦA LỢN BỆNH

  1. Nguyên tắc tiêu hủy
  • Phải làm chết động vật bằng điện hoặc phương pháp khác (nếu có).
  • Địa điểm tiêu hủy: Phải theo hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ưu tiên chọn địa điểm tiêu hủy tại khu vực chăn nuôi có động vật mắc bệnh hoặc địa điểm thích hợp khác gần khu vực có 0 dịch.
  • Phưong tiện, dụng cụ được sử dụng để vận chuyển phụ phẩm và sản phấm khác đến địa điểm tiêu hủy phải có sàn kín; phải được vệ sinh, khử trùng tiêu độc trước và sau khi vận chuyển đến địa điểm tiêu hủy; người, tham gia vào quá trình tiêu hủy lợn bệnh, nghi lợn bệnh cần phải thực hiện vệ sinh, sát trùng để tránh làm lây lan mầm bệnh

2.Biện pháp tiêu hủy

  • Biện pháp chôn lấp.
  • Biện pháp đốt: Đốt bằng lò chuyên dụng hoặc đốt thủ công bằng cách đào hố, cho bao chứa xác động vật, sản phẩm động vật vào hố và đốt bằng củi, than, rơm, rạ, xăng, dầu,..; sau đó lấp đất và nện chặt.

3. Vận chuyển động vật, sản phẩm động vật đến địa điểm tiêu hủy:

  • Trường hợp địa điểm tiêu hủy ở ngoài khu vực có ổ dịch, xác động vật, sản phẩm động vật phải được cho vào bao, buộc chặt miệng bao và tập trung bao chứa vào một chỗ để phun khử trùng trước khi vận chuyển; trường họp động vật lớn không'vừa bao chứa phải sử dụng tấm nilon hoặc vật liệu chống thấm khác để lót bên trong (đáy và xung quanh) thùng của phưong tiện vận chuyển.
  • Phương tiện vận chuyển xác động vật, sản phẩm động vật phải có sàn kín để không làm rơi vãi các chất thải trên đường đi.
  • Phương tiện vận chuyển xác động vật, sản phẩm động vật phải được vệ sinh, khử trùng tiêu độc theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y ngay trước khi vận chuyên và sau khi bỏ bao chứa xuống địa điểm tiêu hủy hoặc dời khỏi khu vực tiêu hủy.

4. Quy cách hố chôn

  • Địa điểm: Hố chôn phải cách nhà dân, giếng nước, khu chuồng nuôi động vật tối thiểu 3Om và có đủ diện tích; nên chọn nơi chôn trong vườn (tốt nhất là vườn cây ăn quả hoặc lấy gỗ).
  • Kích cỡ: Hố chôn phải đủ rộng phù hợp vói khối lượng động vật, sản phẩm động vật và chất thải cần chôn. Ví dụ nếu cần chôn 01 tấn động vật thì hố chôn cần có lách thước là sâu 1,5 - 2m X rộng 1,5 - 2m X dài 1,5 - 2m.

5. Các bước chôn lấp

Sau khi đào hố, rải một lóp vôi bột xuống đáy hố theo tỷ lệ khoảng 01 kg vôi/ITT, cho bao chứa xuống hố, phun thuốc sát trùng hoặc rắc vôi bột lên trên bề mặt, lâp đât và nện chặt; yêu câu khoảng cách từ bề mặt bao chứa đến mặt đắt tối thiểu là 0,5m, lớp đât phủ bên trên bao chứa phải dày ít nhất là m và phải cao hơn mặt đất để tránh nước chảy vào bên trong gây sụt, lún hố chôn. Phun sát trùng khu vực chôn lấp để hoàn tất quá trình tiêu hủy.

6. Quản lý hố chôn

  • Hố chôn xác động vật phải có biển cảnh báo người ra vào khu vực.
  • ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm quản lý, tổ chức kiêm tra định kỳ và xử lý kịp thời các sự cổ sụt, lún, xói mòn, rò rỉ, bốc mùi của hố chôn.
  • Địa điểm chôn lấp phải được đánh dấu trên bản đồ của xã, ghi chép và lưu giừ thông tin tại ủy ban nhân dân cấp xã.

7. Trường hợp thuê các tồ chức, cá nhân khác thực hiện tiêu hủy, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương tổ chức giám sát việc thực hiện, bảo đảm tuân thủ kỹ thuật theo các quy định tại Phụ lục này./.