Nội dung: |
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Người sử dụng đất có yêu cầu chuyển đổi chuẩn bị hồ sơ.
- Bước 2: Người sử dụng đất, nộp 01 (một) bộ hồ sơ đăng ký chuyển đổi về Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất.
- Bước 3: Trong thời gian 2,5 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đăng ký chuyển đổi, Ủy ban nhân dân cấp xác nhận “Đồng ý cho chuyển đổi” đóng dấu vào bản đăng ký gửi lại người sử dụng đất, vào sổ theo dõi việc sử dụng đất trồng lúa; Trường hợp đơn không hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp xã phải hướng dẫn cho người sử dụng đất, chỉnh sửa, bổ sung đơn đăng ký;
- Bước 4: Trường hợp không đồng ý cho chuyển đổi, Ủy ban nhân dân cấp xã phải trả lời bằng văn bản cho người sử dụng đất, nêu rõ lý do.
* Cách thức thực hiện: Trực tiếp
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Hồ sơ gồm:
Đơn đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa
- Số lượng: 01 (bộ)
* Thời hạn giải quyết: 2,5 ngày làm việc.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức hoặc cá nhân.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp xã
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp xã
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Không
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã vào Đơn đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa;
* Lệ phí: Không
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa (phụ lục IA kèm theo Thông tư số 19 /2017/TT-BNNPTNT ngày 09/11/2017 của Bộ Nông nghiệp và PTNT).
- Thông báo không tiếp nhận bản đăng ký chuyển đổi cây trồng trên đất chuyên trồng lúa (phụ lục IIA kèm theo Thông tư số 19 /2017/TT-BNNPTNT ngày 09/11/2017 của Bộ Nông nghiệp và PTNT).
* Điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Người sử dụng đất được chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm, cây lâu năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thuỷ sản nhưng phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Không làm mất đi các điều kiện phù hợp để trồng lúa trở lại: không làm mất đi hoặc biến dạng lớp đất mặt thuộc tầng canh tác; không gây ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa (mặn hóa, chua hóa...); không làm hư hỏng công trình giao thông, công trình thủy lợi phục vụ trồng lúa.
- Phù hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm, cây lâu năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa của cấp xã (sau đây gọi là kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa).
- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa sang trồng cây lâu năm:
+ Chuyển đổi phải theo vùng để hình thành các vùng sản xuất tập trung và đảm bảo phục hồi lại được mặt bằng khi chuyển trở lại để trồng lúa;
+ Việc chuyển đổi phải đảm bảo khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng sẵn có: phù hợp với định hướng hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp của địa phương.
- Trường hợp trồng lúa đồng thời kết hợp với nuôi trồng thủy sản, cho phép sử dụng tối đa 20% diện tích đất trồng lúa để hạ thấp mặt bằng cho nuôi trồng thủy sản, độ sâu của mặt bằng hạ thấp không quá 120 cm, nhưng phục hồi lại được mặt bằng khi chuyển trở lại để trồng lúa.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Thông tư số 19/2017/TT-BNNPTNT ngày 09/11/2017 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2016/TT-BNNPTNT ngày 27/6/2016 hướng dẫn chi tiết Điều 4 Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 về quản lý sử dụng đất trồng lúa và hướng dẫn chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa sang trồng cây lâu năm theo quy định tại Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai |