Phát triển sản xuất, kinh doanh mùa vụ
Nhân rộng mô hình quản lý dịch hại tổng hợp trên cây trồng
Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp trên cây trồng (IPM) là biện pháp phòng trừ sâu bệnh mới, có nhiều ưu việt, đang được người dân trên địa bàn tỉnh tích cực áp dụng. Phương pháp này đã và đang giúp giảm được chi phí sản xuất, giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) độc hại tồn dư trên sản phẩm, đảm bảo sức khỏe người lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm, ổn định cân bằng hệ sinh thái đồng ruộng, nâng cao năng suất, chất lượng, tăng lợi nhuận trên một đơn vị canh tác.
Tiêu thụ thủy sản: Cần thêm giải pháp cấp bách hỗ trợ ngư dân mùa dịch
Không chỉ rớt giá, nhiều loại hải sản Vân Đồn đang rơi vào tình trạng giảm giá cũng không có người mua, hoặc tiêu thụ được với lượng rất thấp. Có những gia đình đang gửi gắm hàng chục tỷ đồng dưới biển, chờ đợi đại dịch qua đi để thông thương hàng hóa. Ngay lúc này, các sở, ngành và địa phương đã có nhiều động thái tích cực để kết nối, hỗ trợ ngư dân tiêu thụ thủy sản, giảm bớt thiệt hại do Covid-19 gây ra.
Thúc đẩy công nghiệp chế biến nông sản
Trong những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Quảng Ninh đã có bước tiến rõ rệt với việc hình thành các vùng sản xuất hàng hóa. Cùng với đó, việc phát triển công nghiệp chế biến nông sản cũng được các ngành chuyên môn và các địa phương đẩy mạnh thực hiện, nhằm nâng cao giá trị, chất lượng, tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp và giảm thiểu rủi ro trong sản xuất.
Mở rộng liên kết tiêu thụ nông sản
Nhằm giải bài toán đầu ra cho sản phẩm, thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân, thời gian qua, Quảng Ninh đã thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm từ đa dạng hóa thị trường, mở rộng các kênh bán hàng.
Trang: 1 |
2 |